Truy cập

Hôm nay:
705
Hôm qua:
3271
Tuần này:
8629
Tháng này:
32693
Tất cả:
1527423

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người tại gia đình và cộng đồng

Hiện nay, với xu thế phát triển của xã hội, việc tổ chức tiệc hiếu hỉ tại gia đình, cộng đồng cũng đã có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Hình thức gia đình tự tổ chức, làm cỗ đã không còn phổ biến, thay vào đó là tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn hoặc thuê dịch vụ nấu cỗ lưu động đến phục vụ tại gia đình khi có nhu cầu.

Việc tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn rất thuận lợi cho gia chủ và cơ bản đảm bảo an toàn thực phẩm do các cơ sở đã có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Việc tổ chức tiệc qua hình thức thuê dịch vụ nấu cỗ lưu động đến phục vụ tại gia đình hiện nay đang trở nên phổ biến, kể cả thành thị và nông thôn. Bên cạnh những thuận lợi, tiện ích mà dịch vụ này đem lại thì việc tổ chứcnhững bữa cỗ đông người tại gia đình, cộng đồng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Cụ thể vì những lý do sau:

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm tại gia đình thường không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm do phải phục vụ ăn uống với số lượng lớn, vượt quá công suất ngày thường.

2. Những người tham gia chế biến thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm.

3. Việc thuêdịch vụ nấu cỗ thườngdo quen biết hoặc người thân giới thiệu nên không có hợp đồng cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; gia chủ và người thực hiện dịch vụ nấu cỗ chưa quan tâm đầy đủ đến nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, điều kiện bảo đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. Các món ăn sau khi chế biến xong được trưng bày tại lễ cúng truyền thống, thường không được che đậy, có nguy cơ ô nhiễm (bụi, côn trùng,..) sau đó lại phục vụ khách.

5. Xe vận chuyển thực phẩm của các cơ sở nấu ăn lưu động không phải xe chuyên dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

6. Tại các đám tiệc, có sự tập trung đông đúc của nhiều người trong trong không gian chật hẹp là điều kiện gây ô nhiễm, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm thứ phát vào thức ăn.

7. Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát bữa cỗ đông người còn nhiều hạn chế do nguồn lực có hạn, việc tổ chức mang tính tự phát, khó quản lý trong khi có quá nhiều các sự kiện liên quan đến việc tổ chức các hiếu hỉ diễn ra tại địa phương.

8. Phần lớn các dịch vụnấu cỗ lưu độngcó quy mô hộ gia đình, làm việc theo thời vụ, có hoặc không có đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bữa cỗ đông người, cơ sở dịch vụ nấu cỗ lưu động và các tổ chức, cá nhân đặt cỗ cần thực hiện tốt các quy định về đảm bảo ATTP, cụ thể như sau:

1. Đối với các cơ sở dịch vụ nấu cỗ lưu động:

- Khi nhận dịch vụ nẫu cỗ cần chủ động phối hợp với gia đình hoặc tổ chức, cá nhân hình thành một số khu vực riêng biệt phục vụ cho hoạt động tập kết nguyên liệu, sơ chế, chế biến, phân chia thức ăn, khu vực ăn uống đảm bảo ATTP;

- Có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp, đặc biệt là các thiết bị bảo quản thực phẩm và các xe chuyên dụng chở thực phẩm;

- Khuyến khích thực đơn là các loại thực phẩm chế biến chín bằng phương pháp gia nhiệt (nấu chín, đun sôi), hạn chế thức ăn sống, tái.

- Có hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu và có sổ theo dõi nhập nguyên liệu phục vụ bữa tiệc;

- Thực hiện lưu mẫu thực phẩm đã chế biến trong 24 giờ (lưu lại tất cả các món trong thực đơn bữa tiệc, chất lỏng 150ml, chất rắn 100gam) để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khi xảy ra sự cố an toàn thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

- Chủ cơ sở nấu cỗ và người trực tiếp tham gia chế biến phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ; không được tham gia chế biến khi mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

- Đăng ký với chính quyền địa phương (hoặc trạm Y tế ) nơi tổ chức tiệc đám hiếu hỉ để được được cơ quan quản lý tuyên truyền, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Đối với hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân đặt cỗ

- Lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ nấu cỗ lưu động có đủ năng lực phục vụ, có kiến thức về an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ; gia chủ ký hợp đồng với cơ sở nấu cỗ lưu động bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Khi tổ chức đám tiệc hiếu hỉ, bố trí một người chịu trách nhiệm chính để chỉ đạo, giám sát hoạt động chế biến, phục vụ ăn uống, chú trọng vào các nội dung: Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm; điều kiện vệ sinh môi trường khu vực chế biến; nguồn ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến thực phẩm; bố trí riêng biệt các khu vực sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm, phục vụ ăn uống; trang thiết bị dụng cụ chế biến đầy đủ, sạch sẽ; người chế biến thực phẩm không mắc các bệnh ngoài da cấp tính; mang tạp dề, khẩu trang khi chế biến, găng tay một lần khi chia thức ăn chín.

- Kiểm soát chặt chẽ khâu bảo quản thức ăn, tổ chức ăn thức ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến.

- Lưu mẫu thức ăn đầy đủ 24 giờ (thống nhất việc lưu mẫu với cơ sở nấu cỗ lưu động để 01 bên thực hiện)

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có người bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó để xác minh; báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời xử lý và ngăn chặn.

Thanh
Huyền ST

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người tại gia đình và cộng đồng

Hiện nay, với xu thế phát triển của xã hội, việc tổ chức tiệc hiếu hỉ tại gia đình, cộng đồng cũng đã có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Hình thức gia đình tự tổ chức, làm cỗ đã không còn phổ biến, thay vào đó là tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn hoặc thuê dịch vụ nấu cỗ lưu động đến phục vụ tại gia đình khi có nhu cầu.

Việc tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn rất thuận lợi cho gia chủ và cơ bản đảm bảo an toàn thực phẩm do các cơ sở đã có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Việc tổ chức tiệc qua hình thức thuê dịch vụ nấu cỗ lưu động đến phục vụ tại gia đình hiện nay đang trở nên phổ biến, kể cả thành thị và nông thôn. Bên cạnh những thuận lợi, tiện ích mà dịch vụ này đem lại thì việc tổ chứcnhững bữa cỗ đông người tại gia đình, cộng đồng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Cụ thể vì những lý do sau:

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm tại gia đình thường không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm do phải phục vụ ăn uống với số lượng lớn, vượt quá công suất ngày thường.

2. Những người tham gia chế biến thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm.

3. Việc thuêdịch vụ nấu cỗ thườngdo quen biết hoặc người thân giới thiệu nên không có hợp đồng cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; gia chủ và người thực hiện dịch vụ nấu cỗ chưa quan tâm đầy đủ đến nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, điều kiện bảo đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. Các món ăn sau khi chế biến xong được trưng bày tại lễ cúng truyền thống, thường không được che đậy, có nguy cơ ô nhiễm (bụi, côn trùng,..) sau đó lại phục vụ khách.

5. Xe vận chuyển thực phẩm của các cơ sở nấu ăn lưu động không phải xe chuyên dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

6. Tại các đám tiệc, có sự tập trung đông đúc của nhiều người trong trong không gian chật hẹp là điều kiện gây ô nhiễm, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm thứ phát vào thức ăn.

7. Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát bữa cỗ đông người còn nhiều hạn chế do nguồn lực có hạn, việc tổ chức mang tính tự phát, khó quản lý trong khi có quá nhiều các sự kiện liên quan đến việc tổ chức các hiếu hỉ diễn ra tại địa phương.

8. Phần lớn các dịch vụnấu cỗ lưu độngcó quy mô hộ gia đình, làm việc theo thời vụ, có hoặc không có đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bữa cỗ đông người, cơ sở dịch vụ nấu cỗ lưu động và các tổ chức, cá nhân đặt cỗ cần thực hiện tốt các quy định về đảm bảo ATTP, cụ thể như sau:

1. Đối với các cơ sở dịch vụ nấu cỗ lưu động:

- Khi nhận dịch vụ nẫu cỗ cần chủ động phối hợp với gia đình hoặc tổ chức, cá nhân hình thành một số khu vực riêng biệt phục vụ cho hoạt động tập kết nguyên liệu, sơ chế, chế biến, phân chia thức ăn, khu vực ăn uống đảm bảo ATTP;

- Có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp, đặc biệt là các thiết bị bảo quản thực phẩm và các xe chuyên dụng chở thực phẩm;

- Khuyến khích thực đơn là các loại thực phẩm chế biến chín bằng phương pháp gia nhiệt (nấu chín, đun sôi), hạn chế thức ăn sống, tái.

- Có hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu và có sổ theo dõi nhập nguyên liệu phục vụ bữa tiệc;

- Thực hiện lưu mẫu thực phẩm đã chế biến trong 24 giờ (lưu lại tất cả các món trong thực đơn bữa tiệc, chất lỏng 150ml, chất rắn 100gam) để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khi xảy ra sự cố an toàn thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

- Chủ cơ sở nấu cỗ và người trực tiếp tham gia chế biến phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ; không được tham gia chế biến khi mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

- Đăng ký với chính quyền địa phương (hoặc trạm Y tế ) nơi tổ chức tiệc đám hiếu hỉ để được được cơ quan quản lý tuyên truyền, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Đối với hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân đặt cỗ

- Lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ nấu cỗ lưu động có đủ năng lực phục vụ, có kiến thức về an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ; gia chủ ký hợp đồng với cơ sở nấu cỗ lưu động bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Khi tổ chức đám tiệc hiếu hỉ, bố trí một người chịu trách nhiệm chính để chỉ đạo, giám sát hoạt động chế biến, phục vụ ăn uống, chú trọng vào các nội dung: Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm; điều kiện vệ sinh môi trường khu vực chế biến; nguồn ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến thực phẩm; bố trí riêng biệt các khu vực sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm, phục vụ ăn uống; trang thiết bị dụng cụ chế biến đầy đủ, sạch sẽ; người chế biến thực phẩm không mắc các bệnh ngoài da cấp tính; mang tạp dề, khẩu trang khi chế biến, găng tay một lần khi chia thức ăn chín.

- Kiểm soát chặt chẽ khâu bảo quản thức ăn, tổ chức ăn thức ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến.

- Lưu mẫu thức ăn đầy đủ 24 giờ (thống nhất việc lưu mẫu với cơ sở nấu cỗ lưu động để 01 bên thực hiện)

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có người bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó để xác minh; báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời xử lý và ngăn chặn.

Thanh
Huyền ST

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC

Tiến độ giải quyết TTHC