Truy cập

Hôm nay:
212
Hôm qua:
328
Tuần này:
540
Tháng này:
21343
Tất cả:
840783

tuyên truyền an toàn trên không gian mạng

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn thị xã diễn biến phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân; bị hại không chỉ là những người có thu nhập thấp, thất nghiệp... mà cả những người có trình độ, công việc ổn định, cán bộ, công nhân đã nghỉ hưu.v.v… cũng bị các đối tượng lôi kéo, lừa đảo, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự

Trong đó nổi lên là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, như chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Facebook, zalo...), mạo danh người thân mượn tiền giải quyết việc gấp; giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; kêu gọi đầu tư kinh doanh đa cấp, tiền ảo, thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng; hay gần đây nhất là thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deep fake (“Deepfake” là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đối tượng ngoài đời thực với độ chính xác rất cao) làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều cá nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do chưa có nhận thức đầy đủ, không đủ khả năng phát hiện các hành vi lừa đảo của các đối tượng. Thực hiện Chỉ thị số 24- CT/TU, ngày 14/9/2023 của Ban Thường vụ Thị ủy Bỉm Sơn về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng, Ban Chỉ đạo 138 thị xã Bỉm Sơn ban hành Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, nhất là: Luật An ninh mạng, Luật Hình sự,... - Những phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và cách phòng tránh đối với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, tập trung tuyên truyền về: + Thủ đoạn gọi điện thoại giả danh cán bộ Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát … để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Thủ đoạn lợi dụng lòng tham của các cá nhân thông báo trúng thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển tiền. + Thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản (mạng xã hội Facebook, Zalo...), lập tài khoản mạo danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc online… + Thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Thủ đoạn nhận quà gửi từ nước ngoài về… - Tầm quan trọng của việc bảo vệ các thông tin dữ liệu cá nhân; nâng cao ý thức cảnh giác trong việc cung cấp các thông tin cá nhân cũng như việc xác thực 3 con người trước khi thực hiện việc chuyển tiền bằng hình thức internet banking; hậu quả, tác hại của việc: bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, … để các đối tượng xấu sử dụng tài khoản ngân hàng của mình phục vụ việc chuyển, nhận tiền, làm đầu ra cho tài sản chiếm đoạt được. - Kết quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn của lực lượng chức năng với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. * Trọng tâm tuyên truyền: Theo phương châm “4 không, 2 phải”: - “4 không” gồm: + Không sợ: Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân. + Không tham: Khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được quà, khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc thì không được tin lời các đối tượng. + Không kết bạn với người lạ: Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, nhất là không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng. + Không làm: Khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo. - “2 phải” gồm: + Phải thường xuyên cảnh giác: Chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội... + Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ: Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan Công an để được hướng dẫn xử lý.

KH-BCD-138-Phong-chong-toi-pham-tren-khong-gian-mang_thanhttbimson-29-09-2023_14h24p26(29.09.2023_14h32p51)_signed.pdf

T
hanh Huyền

tuyên truyền an toàn trên không gian mạng

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn thị xã diễn biến phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân; bị hại không chỉ là những người có thu nhập thấp, thất nghiệp... mà cả những người có trình độ, công việc ổn định, cán bộ, công nhân đã nghỉ hưu.v.v… cũng bị các đối tượng lôi kéo, lừa đảo, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự

Trong đó nổi lên là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, như chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Facebook, zalo...), mạo danh người thân mượn tiền giải quyết việc gấp; giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; kêu gọi đầu tư kinh doanh đa cấp, tiền ảo, thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng; hay gần đây nhất là thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deep fake (“Deepfake” là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đối tượng ngoài đời thực với độ chính xác rất cao) làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều cá nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do chưa có nhận thức đầy đủ, không đủ khả năng phát hiện các hành vi lừa đảo của các đối tượng. Thực hiện Chỉ thị số 24- CT/TU, ngày 14/9/2023 của Ban Thường vụ Thị ủy Bỉm Sơn về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng, Ban Chỉ đạo 138 thị xã Bỉm Sơn ban hành Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, nhất là: Luật An ninh mạng, Luật Hình sự,... - Những phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và cách phòng tránh đối với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, tập trung tuyên truyền về: + Thủ đoạn gọi điện thoại giả danh cán bộ Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát … để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Thủ đoạn lợi dụng lòng tham của các cá nhân thông báo trúng thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển tiền. + Thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản (mạng xã hội Facebook, Zalo...), lập tài khoản mạo danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc online… + Thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Thủ đoạn nhận quà gửi từ nước ngoài về… - Tầm quan trọng của việc bảo vệ các thông tin dữ liệu cá nhân; nâng cao ý thức cảnh giác trong việc cung cấp các thông tin cá nhân cũng như việc xác thực 3 con người trước khi thực hiện việc chuyển tiền bằng hình thức internet banking; hậu quả, tác hại của việc: bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, … để các đối tượng xấu sử dụng tài khoản ngân hàng của mình phục vụ việc chuyển, nhận tiền, làm đầu ra cho tài sản chiếm đoạt được. - Kết quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn của lực lượng chức năng với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. * Trọng tâm tuyên truyền: Theo phương châm “4 không, 2 phải”: - “4 không” gồm: + Không sợ: Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân. + Không tham: Khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được quà, khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc thì không được tin lời các đối tượng. + Không kết bạn với người lạ: Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, nhất là không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng. + Không làm: Khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo. - “2 phải” gồm: + Phải thường xuyên cảnh giác: Chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội... + Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ: Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan Công an để được hướng dẫn xử lý.

KH-BCD-138-Phong-chong-toi-pham-tren-khong-gian-mang_thanhttbimson-29-09-2023_14h24p26(29.09.2023_14h32p51)_signed.pdf

T
hanh Huyền
Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tiến độ tthc

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC